Đồng hành cùng nhà nông

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN   - 03:47:00 PM | 13/12/2021

...

 

An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người.

I. Các mối nguy an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản và biện pháp kiểm soát:

1. Mối nguy vật lý: Các mảnh kim loại, mảnh thủy tinh, sỏi, sạn, vật cứng nhọn lẫn vào trong sản phẩm.

Nguồn gốc: Phương pháp thu hoạch, dụng cụ chứa; phương tiện vận chuyển không đảm bảo; gian lận thương mại, còn để lẫn kim tiêm tạp chất vào thủy sản.

Biện pháp kiểm soát: Tuân thủ quá trình thu hoạch, vận chuyển đảm bảo an toàn thực phẩm; vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chứa đựng, dụng cụ thu hoạch, vận chuyển.

2. Mối nguy hóa học: Là các loại hóa chất, kháng sinh cấm, chất kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, dư lượng hóa chất kháng sinh.

            Nguồn gốc: Trong quá trình cải tạo ao đìa, phòng trị bệnh cho động vật thủy sản; người sản xuất sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc; môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng; sử dụng hóa chất bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; không tuân thủ ngưng thuốc trước khi thu hoạch.

            Biện pháp kiểm soát: Tuân thủ sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm như chọn địa điểm nuôi xa nguồn nước bị ô nhiễm; không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong quá trình sản xuất và bảo quản sản phẩm; chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không có chất cấm; trước khi thu hoạch 15 ngày phải ngưng sử dụng thuốc, hóa chất.

            3. Mối nguy sinh học: là các loại vi khuẩn salmonella, vi khuẩn E.coli, ký sinh trùng như giun tròn, sán dây, sán lá.

            Nguồn gốc: Địa điểm sản xuất gần khu vực ô nhiễm; chất thải sinh hoạt; nguồn nước ô nhiễm; dụng cụ và phương tiện không sạch; các động vật gây hại và vật nuôi khác.

            Biện pháp kiểm soát: Chọn địa điểm xa nguồn ô nhiễm; xử lý nước trước khi đưa vào sản xuất; kiểm soát tốt chất thải sản xuất, sinh hoạt tránh ô nhiễm; vệ sinh dụng cụ chứa đựng, phương tiện vận chuyển; không nuôi các vật nuôi khác ở khu vực nuôi thủy sản.

II. Các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm soát quá trình sản xuất:

1.Yêu cầu địa điểm nuôi:

- Nằm trong vùng đã được quy hoạch, được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.

- Bể, lồng bè làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi; Bờ  ao không rò rỉ nước, sạt lở, xói mòn, thất thoát thủy sản nuôi.

- Tùy theo từng đối tượng nuôi, các cơ sở thiết kế hệ thống ao nuôi, ao lắng, kênh cấp nước, thoát nước, ao xử lý nước thải phải phù hợp, đảm bảo không làm lây nhiễm chéo các mối nguy mất an toàn thực phẩm.

- Hệ thống ao nuôi, khu phụ trợ: Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt, có nơi chứa bùn thải phù hợp.

- Nơi chứa rác thải, xử lý thủy sản chết tách biệt với khu vực nuôi, không rò rỉ làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Khu chứa nguyên vật liệu có mái che, khô ráo, thông thoáng. Thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất x lý cải tạo môi trường s dụng trong quá trình nuôi được đt trên kệ.

- Khu chứa xăng dầu phải cách biệt với ao nuôi, ao chứa, ao lắng và hệ thống cấp nước; bảo đảm không rò rỉ ra khu vực xung quanh.

2. Các yêu cầu về kiểm soát quá trình nuôi

2.1. Kiểm soát các yếu tố đầu vào

- Ao, bể, lồng, bè nuôi được tẩy dọn, phơi trước và sau khi nuôi.

- Kiểm tra chất lượng nước đạt yêu cầu (theo từng đối tượng nuôi) trước khi cấp vào ao nuôi.

- Sử dụng các loại hóa chất xử lý, cải tạo ao nuôi đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Có biện pháp ngăn ngừa, tiêu diệt địch hại (tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp…) trong ao.

- Con giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được mua từ các cơ sở có kiểm soát chất lượng, được phép sản xuất giống.

- Thức ăn đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng đối tượng nuôi và giai đoạn nuôi; thức ăn không bị mốc, ôi, ươn, thiu, nhiễm độc tố, hóa chất độc hại; thức ăn công nghiệp phải còn hạn sử dụng, nhãn mác, bao bì rõ ràng, được phép lưu hành tại Việt Nam, được bảo quản theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn;

- Sử dụng những loại thuốc, chế phẩm bổ sung, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam, theo đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và nhà sản xuất. Ghi chép lại sau mỗi lần sử dụng (tên sản phẩm, liều dùng, mục đích sử dụng, ngày sử dụng, ngày kết thúc điều trị…).

- Xây dựng quy trình sản xuất nội bộ phù hợp với từng đối tượng thủy sản nuôi, điều kiện cơ sở nuôi.

- Kiểm soát chất lượng nước ao nuôi: Kiểm tra chất lượng nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi.

- Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu thủy sản nuôi bị sốc, bệnh và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự phát sinh mầm bệnh.

- Điều trị bệnh: Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh theo phác đồ điều trị của cán bộ chuyên môn và nhà sản xuất. Ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý. Khi xảy ra bệnh phải có biện pháp dập dịch, khử trùng nơi có dịch. Xử lý thủy sản nuôi bị chết tránh ô nhiễm môi trường và lây lan dịch.

2.2. Kiểm soát đầu ra:

- Thu hoạch tránh làm dập nát, giảm chất lượng sản phẩm, dụng cụ thu hoạch được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi thu hoạch. Dụng cụ chứa sản phẩm sau thu hoạch làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không gỉ sét, có bề mt nhẵn, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khu thu hoạch.

- Không xả nước thải sinh hoạt vào ao nuôi và hệ thống cấp nước.

- Có biện pháp kiểm soát, xử lý, lắng lọc đảm bảo nước thải từ khu nuôi xả ra môi trường bên ngoài đạt các chỉ tiêu theo qui định.

- Rác thải trong sinh hoạt, bao bì của các sản phẩm s dụng trong cơ sở nuôi được thu gom, tập kết ở nơi phù hợp, cách biệt với khu vực ao nuôi và ao chứa/lắng, được xử lý định kỳ phù hợp qui định.

- Ghi chép và lưu trữ hồ sơ ít nhất 1 năm tính từ ngày thu hoạch./.

Phạm Thị Minh Loan

Phó trưởng phòng Thông tin -Quảng bá

 

Tư vấn - Dịch vụ - Khuyến nông
Thông báo mới
LIÊN KẾT WEBSITE
Thống kê truy cập
Lượt truy cập : 0047763